CFO là gì? Vai trò và trách nhiệm của CFO?

Có lẽ bạn đã từng nghe qua vị trí CFO. Thế nhưng, CFO là làm gì? Có quyền lực không? CFO sẽ làm mảng nào trong doanh nghiệp? Tiếng nói của CFO có quyền lực trong công ty không?

CFO là gì? Vai trò của CFO
CFO là gì? Vai trò của CFO

Xem thêm: CRO (Chief Risk Officer) là gì?, vai trò của CRO?

Contents

CFO là gì?

CFO viết tắt của cụm từ Chief Finance Officer là giám đốc tài chính, một trong những vị trí rất quan trọng trong doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp điều tiết được sức khỏe về tài chính của tổ chức. Vậy CFO có khác gì với kế toán không?

Câu trả lời phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp. Bởi vì, nếu SME( doanh nghiệp vừa và nhỏ) thì kế toán sẽ giải quyết hết tất cả vấn đề về tài chính, tuy nhiên với công ty có quy mô lớn thì CFO sẽ đóng 1 vai trò quan trọng và đặc biệt hơn rất nhiều. CFO là người chịu trách nhiệm tất cả quyết định trong vấn đề tài chính, giúp doanh nghiệp giải quyết những bài toán như cải thiện bức tranh về tài chính trước các giám đốc doanh nghiệp

Vai trò của CFO là gì?

Trách nghiệm của CFO

Trong thị trường tuyển dụng thì vai trò CFO càng được chú ý hơn.

  • Sợi dây liên kết với các đối tác.

CFO với sự am hiểu về bức tranh tài chính của công ty sẽ dễ dàng hơn trong việc kí kết hợp đồng để mang lợi nhuận đến cho công ty.

  • Người hoạch định chiến lược

Một kế hoạch sử dụng nguồn vốn trong suốt quá trình hoạt động doanh nghiệp? Chiến lược đầu tư sinh “lãi khủng” cạnh tranh với các đối thủ.

Chính vì vậy, khi nhắc đến CFO thường gắn liền với các con số, báo cáo tài chính giúp doanh nghiệp có hướng đi phù hợp nhất. Nếu không có CFO thì ai kiểm soát tài chính giúp CEO có thể điều hành công ty đi đúng hướng.

  • Nhà quản trị xuất sắc

Nếu nói đến một doanh nghiệp thành công ngoài CEO thì CFO là vị trí đắc lực giúp doanh nghiệp phát triển thông qua những báo cáo đầu vào, đầu ra hoạt động tài chính hạn chế những rủi ro và sử dụng các quỹ đầu tư hiệu quả. Vì vậy, CFO luôn là 1 cánh tay đắc lực cho CEO trong hành trình phát triển doanh nghiệp.

CFO làm những gì?

  • Theo dõi, đánh giá các hoạt động tài chính nhằm nắm được các điểm mạnh, yếu của doanh nghiệp.

Việc giám sát các con số để điều chỉnh được hướng đi luôn là yếu tố quan trọng. Việc kiểm tra dòng tiền ra vào giúp kế hoạch nào hiệu quả, kém hiệu quả để điều chỉnh giúp tránh rủi ro không đáng có.

  • Tư vấn chiến lược tài chính lâu dài cho doanh nghiệp.

Sau khi nắm được chắc chắn các điểm mạnh, yếu trước đây cũng như hiện đại của doanh nghiệp. CFO sẽ cùng ngồi lại tư vấn hướng đi mang đến giải pháp tốt nhất về tài chính cho CEO cho các hoạt động đầu tư, huy động vốn cho doanh nghiệp.

  • Báo cáo tài chính

Vai trò cơ bản của CFO là giám đốc tài chính nên việc lập bản báo cáo hầu như chiếm toàn thời gian của các CFO.

  • Tính thanh khoản

CFO cần đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

  • Phối hợp cùng với các phòng ban ( Marketing, Truyền thông,…) thực hiện bảng cân đối về tài chính đối với ngân sách của doanh nghiệp.

Truyền thông luôn cần thiết trong doanh nghiệp. Cũng giống như các khoản chi khác nó luôn được tính toán kỹ càng để tránh sự lãng phí về ngân sách nhưng không mang lại hiệu quả tốt nhất.

  • CFO làm việc cùng với HR( nhân sự)

Tuyển dụng nhân sự cũng có thể gây thất thoát chi phí trong quá trình tuyển dụng như những phòng ban khác. Chính vì vậy, các CFO cần phải hợp tác với CHRO( Giám đốc nhân sự) đưa ra những giải pháp giúp tiết kiệm chi phí một cách hiệu quả nhất.

Chính vì vậy, nếu bạn đang còn đau đầu với vị trí tìm mãi không có ứng viên! thì hãy đến với CK HR Consulting chúng tôi có thể giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều các khoản chi phí cho tuyển dụng theo phương thức như trước kia Website: CKHRConsulting.vn

Một số CFO nổi tiếng

  • Bà Dương Thị Mai Hoa – Cựu CEO kiêm CFO tập đoàn Vingroup

Bà Dương Thị Mai Hoa sinh năm 1969, tốt nghiệp khoa Kinh tế hóa chất Đại học Bách khoa Hà Nội và có bằng Thạc sĩ quản trị kinh doanh của Đại học Tự do Bruxelles (Vương quốc Bỉ) liên kết với Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.

Nữ doanh nhân này giữ kỷ lục 7 lần “nhảy việc” nhưng cả 7 lần đều “soán ngôi” ở những vị trí cốt cán trong các doanh nghiệp tỷ đô trong lĩnh vực Tài chính ngân hàng – Hàng không – Bất động sản.

Quá trình công tác:

  • Năm 2009 -2011: Phó TGĐ kiêm Giám đốc khối Bán lẻ VIB, Giám đốc tài chính Công ty Oracle VN Pte. Ltd thuộc Tập đoàn đa quốc gia Oracle (Mỹ), Kế toán trưởng Ngân hàng Credit Lyonnais Việt Nam
  • Giai đoạn 2011-2012: Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB)
  • Năm 2013: Tổng giám đốc Ngân hàng doanh nghiệp thuộc Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank)
  • Từ 2014 – 2018: Bà Hoa “đầu quân” cho tỷ phú Phạm Nhật Vượng với vai trò là CEO kiêm CFO (Giám đốc tài chính) của tập đoàn Vingroup.
  • Tháng 5/2018: Bà Hoa được bổ nhiệm trở thành CEO của Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank)
  • Từ tháng 10/2018 đến nay: Bà Hoa giữ cương vị Phó Chủ tịch kiêm Phó Tổng giám đốc hãng hàng không Bamboo Airways, tập đoàn FLC

Quả thật, với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý tài chính nhiều lĩnh vực, bà Dương Thị Mai Hoa đã trở thành tấm gương xuất sắc của một cựu Giám đốc tài chính đầy bản lĩnh, một “nữ tướng” mưu lược có khả năng vực dậy kinh tế của các doanh nghiệp tỷ đô.

Người phụ nữ họ Dương này khiến giới tài chính nói chung và những người đang ngồi “ghế nóng” không khỏi “nể sợ” vì bản lĩnh và tầm nhìn xuất chúng, dám chinh phục nhiều địa hạt, dám thách thức các vị trí của những người đàn ông uy quyền, và quan trọng hơn là dám thách thức và vượt ra giới hạn của chính bản thân mình.

  • BÀ LÊ THỊ THU THUỶ – TỔNG GIÁM ĐỐC VINFAST TOÀN CẦU

Sinh năm 1974, quê quán ở Bình Định, bà Lê Thị Thu Thủy tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế của Trường Đại học Ngoại Thương, bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA) của Trường Đại học Quốc tế Nhật Bản. Ngoài ra, bà Thuỷ còn có chứng chỉ Chuyên gia phân tích Đầu tư Tài chính (CFA).

Trước khi giữ chức vụ Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup kiêm Tổng giám đốc VinFast toàn cầu, bà Thủy từng giữ nhiều chức vụ quan trọng mang tầm ảnh hưởng lớn bao gồm: Phó chủ tịch Lehman Brothers tại các thị trường Nhật Bản, Thái Lan, Singapore. Năm 2008 bà gia nhập Vingroup với vai trò CFO, các vị trị khác bà từng đảm nhiệm tại Vingroup gồm Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup; Tổng giám đốc Công ty VinSmart.

Quá trình công tác:

  • Từ 1996 đến 1998: chương trình tín dụng cộng đồng Châu Âu tại Việt Nam
  • Từ 2000 đến 2008: Phó chủ tịch Lehman Brothers tại Nhật Bản, Thái Lan, Singapore
  • Từ 11/2008 đến 11/2011: Giám đốc Tài chính – Trưởng ban đầu tư, CTCP Vincom
  • Từ 11/2011 đến 5/2014: Phó chủ tịch Hội Đồng Quản trị Tập đoàn Vingroup phụ trách đầu tư
  • Từ 6/2012 đến 2/2014: Tổng giám đốc tập đoàn Vingroup
  • Từ 6/2017 đến nay: Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Sản xuất và kinh doanh Vinfast
  • Từ 12/2021 đến nay: Tổng giám đốc Vinfast toàn cầu.

Với hơn 20 năm kinh nghiệm và mục tiêu chinh phục muốn đưa Vinfast trở thành biểu tượng xe điện đầu tiên của Việt Nam vươn xa đến với thế giới. Mới đây Vinfast có buổi ra mắt xe điện tại New York điều đã gây ấn tưởng đến mọi người với phong cách của đầy sự tự tin, bản lĩnh.

Theo Hrchannels