Communication Manager là gì? Tìm hiểu công việc của Communication Manager

Để trở thành một Communication Manager chuyên nghiệp bạn không chỉ là người giỏi giỏi giao tiếp mà còn phải là người giỏi viết lách và có khả năng kết nối với mọi người. Để hiểu rõ hơn vị trí Communication Manager, bài viết sau đây sẽ cho bạn hiểu rõ hơn về công việc cũng như làm thế nào để trở thành một Communication Manager giỏi.
Tìm hiểu vị trí Communication Manager

Contents

Communication Manager là ai?

Vị trí Communication Manager là người chịu trách nhiệm các hoạt động truyền thông trong nội bộ và bên ngoài doanh nghiệp. Đây là công việc chính mà các Communication Manager phải thực hiện và hoàn thành thật tốt. Vì đây là một vị trí lãnh đạo, vì vậy còn có nhiệm vụ quản lý các bộ phận truyền thông và giúp thông điệp của doanh nghiệp được truyền tải nhất quán và hấp dẫn, nâng cao nhận thức của nhân viên với công ty.

Mô tả công việc của Communication Manager

Communication Manager sẽ làm việc với giới truyền thông và các đơn vị bên ngoài doanh nghiệp khác để quảng bá các sản phẩm mới và duy trì hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường. Các Communication Manager sẽ phải xác định nhu cầu và đánh giá lợi ích của các bên liên quan để có thể thiết lập các kế hoạch truyền thông phù hợp và giám sát việc thực hiện các kế hoạch truyền thông sao cho đạt hiệu quả tốt nhất.

Công việc của một Communication Manager
Nhiệm vụ của Communication Manager sẽ có những điểm rất khác nhau do mỗi doanh nghiệp sẽ có quy mô và đặc điểm riêng. Tuy nhiên, có một số nhiệm vụ điển hình mà bất cứ Communication Manager nào cũng phải đảm nhận:

Quản lý nội dung truyền thông

Communication Manager có trách nhiệm lập kế hoạch; quản lý việc thiết kế, soạn thảo nội dung truyền thông và kiểm soát quá trình sản xuất ra các tài liệu truyền thông. Toàn bộ quá trình cần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo tài liệu truyền thông được hoàn thành đạt yêu cầu và đúng thời hạn.
Các tài liệu truyền thông thường bao gồm thông cáo báo chí, tài liệu báo chí, bản tin, các tài liệu tiếp thị, bán hàng và tài liệu truyền thông nội bộ. Communication Manager có trách nhiệm chỉ đạo việc tạo ra các tài liệu truyền thông và quản lý thời gian phát hành các tài liệu này.
Bên cạnh đó, Communication Manager cũng có trách nhiệm điều phối việc chỉnh sửa và phát triển các tài liệu truyền thông như bản tin, blog, thông cáo báo chí và các tài liệu tiếp thị để quảng bá sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Xây dựng và phát triển các chiến lược truyền thông

Các Communication Manager sẽ làm việc với các bộ phận có liên quan để tạo ra các ý tưởng và chiến lược truyền thông mới. Các chiến lược này nhằm mục đích quảng bá, tiếp thị cho các sản phẩm mới, các sự kiện hoặc là chương trình khuyến mãi. Đồng thời các chiến lược truyền thông còn hướng đến việc phát triển các chương trình khách hàng thân thiết, gia tăng nhận thức thương hiệu và sự hài lòng của khách hàng. Bên cạnh đó, Communication Manager còn có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chiến lược truyền thông tổng thể cho toàn doanh nghiệp.

Quản lý ngân sách truyền thông

Communication Manager cần thường xuyên giám sát và phân bổ ngân sách truyền thông hàng năm sao cho phù hợp, cũng như đảm bảo hiệu quả sử dụng ngân sách được tối đa hóa. Đồng thời Communication Manager còn phải điều chỉnh ngân sách phù hợp với thực tế.

Tổ chức thực hiện các kế hoạch truyền thông

Để nâng cao nhận thức về thương hiệu đối với khách hàng, Communication Manager có trách nhiệm tổ chức việc thực hiện các kế hoạch truyền thông. Họ cần biết cách kết hợp nhuần nhuyễn sức mạnh của công nghệ truyền thông cùng với những nỗ lực phát hành ra công chúng và thúc đẩy nhân viên chia sẻ thông qua các hình thức truyền thông phù hợp của doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp tiếp cận được công chúng mục tiêu và truyền đạt các giá trị thương hiệu cho khách hàng và các bên liên quan khác.

Quản lý mối quan hệ truyền thông với các bên liên quan

Communication Manager cần quản lý chặt chẽ các thông tin liên lạc và theo dõi các thông cáo báo chí có liên quan đến thương hiệu của doanh nghiệp. Họ cũng phải đảm bảo việc quản lý và phát triển mối quan hệ với các bên truyền thông quan trọng để đảm bảo tính bảo mật và phát triển phạm vi phủ sóng kể cả ngoại tuyến và trực tuyến. Với những vấn đề có liên quan đến hoạt động truyền thông, Communication Manager cần có động thái phản hồi kịp thời và phù hợp.

Quản lý hoạt động truyền thông nội bộ

Trách nhiệm của Communication Manager là lập các kế hoạch, chiến lược cụ thể để phát triển công tác truyền thông nội bộ. Họ sẽ chỉ đạo quá trình thực hiện và giám sát việc thực hiện các chiến lược truyền thông nội bộ nhằm đảm bảo hiệu quả truyền thông nội bộ luôn được tối ưu.

Lập báo cáo hoạt động truyền thông

Communication Manager sẽ tiến hành việc đo lường và phân tích hiệu quả các chiến lược truyền thông hiện tại và lập các báo cáo chi tiết về hoạt động truyền thông theo định kỳ và theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

Quản lý nhân viên bộ phận truyền thông

Communication Manager có nhiệm vụ lãnh đạo nhân viên bộ phận truyền thông trong công việc và đảm bảo tính nhất quán trong quá trình truyền tải thông tin giữa các nhân viên trong bộ phận cũng như giữa nhân viên trong bộ phận với nhân viên thuộc các bộ phận khác. Tóm lại, Communication Manager sẽ phải đảm nhận rất nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ việc chuẩn bị nội dung truyền thông đến việc thực hiện và quản lý hoạt động truyền thông trong nội bộ và cả bên ngoài doanh nghiệp.
Nếu bạn đang tìm kiếm vị trí Communication Manager hãy truy cập vào website CKHRConulting.vn hoặc liên hệ: (+8428) 7106 8279 để có cơ hội việc làm hấp dẫn đến từ những nhà tuyển dụng uy tín trên toàn quốc. CKHRConsulting với kinh nghiệm tuyển dụng các vị trí cấp cao cùng với nguồn ứng viên chất lượng chắc chắn sẽ đáp ứng được nhu cầu của cả Nhà tuyển dụng và Ứng viên.