Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ cũng như nền công nghiệp 4.0 đã thúc đẩy các doanh nghiệp gắn liền với công nghệ nhiều hơn. Vì vậy nhu cầu tuyển dụng CTO có năng lực nhằm đưa công ty hoà nhập và phát triển mạnh mẽ nhờ vào công nghệ. Vậy CTO (Chief Technology Officer) là gì, cùng CKHRConsulting tìm hiểu tất tần tật về vị trí này nhé.

Tham khảo:
- Ai cũng ước mơ trở thành CEO, vậy CEO là gì?
- CRO (Chief Risk Officer) là gì?, vai trò của CRO?
- CFO là gì? Vai trò và trách nhiệm của CFO?
- COO là gì? Vì sao được xem là cánh tay phải của CEO?
Contents
CTO là gì? CTO và CIO có giống nhau?
CTO là viết tắt của Chief Technology Officer – Giám đốc công nghệ hay Giám đốc kỹ thuật trong công ty. Đây là một vị trí quản lý cấp cao thuộc C-Suit, chuyên đảm nhận và chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan đến công nghệ và kỹ thuật của công ty. Bên cạnh đó, CTO còn điều hành các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D).
Theo Wiki, Giám đốc kỹ thuật (CTO), còn được gọi là giám đốc công nghệ hoặc kỹ thuật viên trưởng, là một vị trí cấp điều hành trong một công ty hoặc tổ chức tập trung vào các vấn đề khoa học và công nghệ trong một tổ chức. Một CTO rất giống với một Giám đốc thông tin (CIO). Các CTO sẽ đưa ra quyết định cho cơ sở hạ tầng công nghệ tổng thể phù hợp chặt chẽ với mục tiêu của tổ chức, trong khi CIO làm việc cùng với các nhân viên công nghệ thông tin (“CNTT”) của tổ chức để thực hiện các hoạt động hàng ngày. Một CTO nên biết về các công nghệ mới và hiện có để định hướng cho những nỗ lực trong tương lai của công ty. Các thuộc tính của vai trò mà một CTO nắm giữ khác nhau giữa các công ty, chủ yếu tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức của họ.Tại Hoa Kỳ, mức lương trung bình cho một CTO dao động trong khoảng $ 130,000 đến $ 195,000 mỗi năm tùy thuộc vào lĩnh vực của công ty. [2] Theo một báo cáo năm 2018 từ Viện InfoSec, các CTO trong lĩnh vực tài chính kiếm được khoảng 200.000 đô la, trong khi các CTO thương mại điện tử kiếm được khoảng 76.000 đô la.

CTO là người giúp công ty cập nhật các xu hướng công nghệ từ đó áp dụng cho các bộ phận. CTO sẽ phải làm việc với các bộ phận IT, các bộ phận liên quan khi bắt đầu triển khai một công nghệ mới. Thông thường CTO sẽ làm việc trực tiếp với CEO, tuy nhiên một số bộ máy khác CTO có thể sẽ gửi cho CIO trước khi đến CEO.
Công việc của CTO là gì?
Nhiệm vụ chính của một CTO giống như tên gọi là quản lý công nghệ vì vậy CTO sẽ cùng nhóm kỹ sư IT, tham gia vào các quyết định sản xuất sản phẩm, lựa chọn công nghệ phù hợp với sản phẩm và phối hợp với các bộ phận khác để xác định hướng phát triển cho công ty.
Công việc chính của CTO thường bao gồm:
- Quản lý toàn bộ các dịch vụ công nghệ và sản phẩm của công ty.
- Quản lý nhóm kỹ sư IT và các lập trình viên.
- Phát triển các chiến lược cần thiết để vận dụng tối đa nguồn lực công nghệ của công ty.
- Điều hành các chiến lược liên quan đến các nền tảng công nghệ và các mối quan hệ với khách hàng hay đối tác.
- Xây dựng các tiêu chuẩn và thực hành công nghệ tổng quát trong công ty.
- Hỗ trợ các phòng ban vận dụng sức mạnh của công nghệ để đạt mục tiêu về lợi nhuận.
- Giám sát cơ sở hạ tầng để đảm bảo chức năng hoạt động của toàn hệ thống.
- Quản lý lộ trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
- Giám sát ngân sách dành cho hoạt động công nghệ thông tin.
- Làm việc với các bộ phận liên quan để thông báo về các thay đổi công nghệ.
- Truyền đạt các chiến lược công nghệ cho các bên liên quan.
- Nghiên cứu các xu hướng công nghệ và thực hành mới nhất.
- Phối hợp chặt chẽ với bộ phận kinh doanh, tiếp thị và marketing để xác định hướng phát triển phù hợp với công ty.
Phân loại CTO theo vai trò
Với mỗi công ty, vai trò và nhiệm vụ của CTO cũng sẽ khác nhau, thường sẽ có bốn loại CTO như sau:
CTO cơ sở hạ tầng
Vai trò của vị trí CTO cơ sở hạ tầng như tên gọi có nhiệm vụ giám sát việc quản lý dữ liệu, bảo mật và bảo trì hệ thống mạng cho công ty. Họ cũng có thể tham gia vào việc lập chiến lược kỹ thuật cũng như quản lý lộ trình phát triển công nghệ của công ty.
CTO kỹ thuật
CTO kỹ thuật sẽ là người đưa ra các chiến lược kỹ thuật. Bạn sẽ phải hình dung được công nghệ đó sẽ tác động thế nào đến công ty. Đồng thời lên kế hoạch và theo dõi việc triển khai công nghệ để đảm bảo thành công khi sử dụng trong công ty.
CTO tiếp thị
Trong vai trò này, CTO tiếp thị sẽ là cầu nối liên kết khách hàng và công ty. Khi đảm nhận trách nhiệm liên lạc với khách hàng, CTO sẽ nắm bắt được nhu cầu của thị trường và có đề xuất dự án công nghệ hiệu quả nhất.
CTO chiến lược dài hạn
CTO chiến lược sẽ là người chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược dài hạn cho công ty và quản lý cơ sở hạ tầng công nghệ. Ngoài ra, họ cũng tiến hành phân tích và đánh giá thị trường để xác định mô hình kinh doanh thích hợp. Vị trí này có mối quan hệ khăng khít với CEO cùng với các thành viên khác trong ban quản lý cấp cao của công ty.
Làm thế nào để trở thành một CTO giỏi?
Để trở thành một CTO giỏi, bạn cần có nền tảng kiến thức chuyên môn về lập trình và phát triển phần mềm. Đa phần, CTO đều là các lập trình viên và có khả năng quản lý trở lên, đây cũng là yếu tốt quyết định bạn có trở thành một CTO tài năng hay không.

Chi tiết hơn thì đây là các kỹ năng quan trọng, giúp bạn trở thành một CTO tài giỏi:
- Có kinh nghiệm làm CTO hoặc đã từng đảm nhận vai trò tương đương.
- Có kiến thức cơ sở về các xu hướng công nghệ.
- Có năng lực lãnh đạo và tổ chức công việc.
- Có kiến thức chuyên môn vững chắc về khoa học máy tính, kỹ thuật IT và có hiểu biết về thiết kế, kiến trúc cũng như phát triển hệ thống web.
- Tư duy tốt, có thể nghiên cứu và phân tích công nghệ.
- Am hiểu như thế nào là kế hoạch kinh doanh và biết lập ngân sách.
- Kỹ năng giao tiếp thuần thục.
- Khả năng giải quyết vấn đề tốt.
- Có kỹ năng quản lý thời gian tuyệt vời.
- Sở hữu kỹ năng đàm phán thuyết phục.
- Có tầm nhìn chiến lược tốt.
Tìm việc làm COO ở đâu?
Có thể thấy với nền công nghiệp cũng như công nghệ ngày càng phát triển thì nhu cầu tìm việc làm CTO cũng càng nhiều. Vì vậy, số lượng tuyển dụng Giám Đốc Công Nghệ (CTO) ngày càng tăng cùng với đó càng có nhiều ứng viên định hướng trở thành một CTO. Thông thường các doanh nghiệp để tìm kiếm tuyển dụng CTO thường sẽ tìm đến các đơn vị tuyển dụng lớn, dịch vụ headhunt hàng đầu để ủy thác tuyển dụng. Các công ty headhunt là các đơn vị đã có sẵn nguồn ứng viên chất lượng, cũng vì điều này mà chính các vị trí cấp cao cũng gửi CV của mình vào các công ty headhunt để tìm kiếm công việc.
Nếu bạn là doanh nghiệp cần tìm kiếm ứng viên CTO hoặc là một CTO tài năng hãy liên hệ CK HR Consulting để được hỗ trợ tìm việc cũng như có ứng viên phù hợp nhất.