FMCG là gì? Kỹ năng và cơ hội nghề nghiệp trong FMCG?

FMCG là gì là thuật ngữ được rất nhiều người quan tâm trong những năm gần đây. Bài viết sau CK HR Consulting sẽ giới thiệu về thuật ngữ này và các thông tin cũng như cơ hội việc làm trong ngành hàng FMCG.

FMCG là gì, cơ hội nghề nghiệp trong ngành FMCG.

Tham khảo: Communication Manager là gì? Tìm hiểu công việc của Communication Manager

Contents

FMCG là gì?

FMCG là viết tắt của từ Fast Moving Consumer Goods (ngành hàng tiêu dùng nhanh). Ngành hàng này bao gồm tất cả các hàng hóa tiêu dùng cần thiết trong cuộc sống của mọi nhà. Các mặt hàng FMCG bao gồm các sản phẩm thiêu dùng hằng ngày, thực phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng và hàng chăm sóc cá nhân, các sản phẩm dùng trong nhà tắm và nhà bếp,… Hiện nay các sản phẩm văn phòng phẩm, dược liệu và các thiết bị điện tử cũng là những mặt hàng thuộc nhóm FMCG.

FMCG là gì, gồm những sản phẩm nào?

Sự đa dạng trong mặt hàng FMCG dẫn tới việc đa ngành hàng, đa dạng sản phẩm. Mỗi một sản phẩm sẽ có nhiều mẫu mã đa dạng trên thị trường dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt giữa các nguồn sản phẩm. FMCG còn được gọi với một tên khác là CPG (Consumer Packaged Goods hay hàng tiêu dùng đóng gói) Chúng bao gồm tất cả các sản phẩm tiêu thụ với số lượng lớn,  số lượng tiêu dùng sản phẩm từ khách hàng rất cao đồng nghĩa với việc lợi nhuận đem lại thấp . Số lượng sản xuất sản phẩm tại các công ty FMCG thường rất lớn và được người tiêu dùng tiêu thụ thường xuyên. Chỉ tính riêng ngành hàng Mì Gói Ăn Liền là đã có rất nhiều sản phẩm như mì trộn, mì nước, mì cay…

Việc làm ngành FMCG

Các loại hình công việc trong FMCG

Có rất nhiều việc làm khác nhau trong ngành công nghiệp FMCG hiện nay bởi đây là ngành phát triển mạnh trong tương lai và vẫn thiếu nhiều nhân sự. Có 4 vai trò quan trọng của FMCG tương ứng với các nhóm ngành sau:

Quản lý sức khỏe và an toàn tiêu dùng

Các sản phẩm tiêu dùng tại các công ty FMCG có số lượng tiêu dùng sản phẩm lớn hằng ngày, do đó việc đảm bảo sức khỏe và an toàn người tiêu dùng là vô cùng quan trọng. Vai trò này ảnh hưởng trực tiếp với việc duy trì các quy trình sản xuất để đáp ứng tiêu chuẩn an toàn sản phẩm hàng hóa trong doanh nghiệp.

Quản lý kinh doanh

Quản lý bán hàng và các mặt hàng FMCG  là yêu cầu phát triển của các doanh nghiệp hiện nay và phát triển cơ sở khách hàng rộng lớn. Để đáp ứng thị hiếu ngày càng cao của khách hàng thì tìm hiểu nhu cầu sử dụng hàng hóa của doanh nghiệp để nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm rất quan trọng. Bên cạnh đó các mặt hàng kinh doanh FMCG Vietnam cũng giúp doanh nghiệp phát triển chứng khoán của công ty.

Phân tích mua sắm

Vai trò này giúp kiểm soát hiệu quả việc kinh doanh của doanh nghiệp và cung cấp những định hướng mới cho sự phát triển trong tương lai của các công ty FMCG. Vai trò này giành cho những đội nhóm kinh doanh đảm nhiệm và phân tích thị trường. Nhà phân tích cần đảm bảo am hiểu nhất định về doanh nghiệp cũng như các nguồn cung cấp để đưa ra hướng phát triển cho doanh nghiệp theo nhóm sản phẩm của chính doanh nghiệp đó. Các số liệu được phân tích để báo cáo hoạt động mua sắm của người tiêu dùng.

Tìm nguồn cung ứng

Vai trò công việc này là duy trì lợi ích, tìm ra những nguồn cung ứng  trên thị trường nhằm giúp giữ vững lợi thế cho các công ty FMCG trên thị trường. Vai trò này cần các cá nhân có những chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp với chi phí thấp. Nhưng vẫn phải đảm bảo được tiêu chuẩn và chất lượng được thỏa thuận.

Tham khảo: Top 10 công ty lớn nhất thế giới về ngành FMCG

Những kỹ năng cần trong ngành FMCG

Sáng tạo

Sáng tạo là tiêu chí hàng đầu của nhân viên làm việc trong ngành FMGC. Trong thời đại kinh doanh cạnh tranh, mỗi ý tưởng đều là vàng. Do đó, nhân viên trong lĩnh vực FMCG không nghĩ sáng tạo thì chính bản thân họ sẽ trở nên “cũ kỹ” và tự đào thải mình khỏi các xu thế cạnh tranh.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực FMCG luôn ưu tiên phát triển đẩy mạnh truyền thông marketing thương hiệu, thiết kế bao bì sản phẩm và cho ra mắt các sản phẩm với tiêu chí “đẹp, độc, lạ” nhằm tăng trải nghiệm của khách hàng và cạnh tranh lành mạnh với các doanh nghiệp đối thủ.

Khả năng thích ứng và học hỏi nhanh

Giống như tên gọi của loại hình dịch vụ này, nhân sự làm việc trong ngành FMGC này cần liên tục thay đổi và thích ứng với xu thế chung của ngành nghề. Họ cần thành thạo kỹ năng phối hợp hiệu quả và làm việc nhóm chuyên nghiệp do đặc thù của ngành FMGC.

Việc làm trong ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG không yêu cầu các nhân viên kinh doanh phải làm việc trong thời gian hành chính để đảm bảo doanh số và đáp ứng tiêu chí của khách hàng, nên linh động thời gian là điều cần thiết trong ngành FMGC.

Đầu óc kinh doanh nhạy bén 

Làm việc trong nhóm ngành kinh doanh, nhân viên kinh doanh phải sở hữu tư duy kinh doanh ở mức khá trở lên nhằm phục vụ tốt nhất các nhu cầu tiêu chí của khách hàng. Mục tiêu của các doanh nghiệp không chỉ xây vững chắc doanh số mà còn là giá trị thương hiệu trong lòng khách hàng.

Là nhân viên kinh doanh, bạn cần hiểu biết và nắm rõ tất cả các thông tin về sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp cũng như lộ trình kinh doanh.

Đồng thời, tố chất của một người kinh doanh cần thể hiện là ở khả năng tư vấn sản phẩm và khả năng xử lý, ứng phó với các thắc mắc của khách hàng, để tối ưu hóa khả năng chuyển đổi khách hàng tiềm năng sang khách hàng  lâu dài của doanh nghiệp.  

Hơn thế nữa, điều mà một nhân viên trong lĩnh vực FMCG cần nắm rõ là cần highlight sự tiện lợi và lợi ích về sức khỏe mà các dòng sản phẩm mang lại với người tiêu dùng.

Cơ hội nghề nghiệp trong ngành FMCG

Yêu thích lĩnh vực ngành FMCG, bạn hoàn toàn có cơ hội lựa chọn “đầu quân” cho những vị trí sau:

Giám đốc thương hiệu (Brand Manager)

Thương hiệu là điều mà bất cứ một công ty FMCG nào cũng cần tập trung phát triển.

Để thương hiệu sản phẩm nâng tầm quốc tế, vai trò của giám đốc thương hiệu là cực kì quan trọng và phải xác định và định hướng thương hiệu sao cho phù hợp với tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu và chiến lược của công ty. Từ đó, sự độc nhất và sự tin tưởng mà thương hiệu mang lại mới có thể khiến khách hàng chú ý đến gian hàng của doanh nghiệp.

Quản lý bán hàng (Sales Manager)

Nhằm đảm bảo các hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ thì Công việc của Quản lý bán hàng hay Trưởng phòng kinh doanh là quản lý tốt hoạt động kinh doanh của công ty.

Cụ thể, một nhân viên quản lý bán hàng cần đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận, đa dạng, phát triển loại hình dịch vụ và tỷ lệ hài lòng và tỷ lệ chuyển đổi khách hàng.

Chuyên viên phân tích đấu thầu (Procurement Analyst)

Là một chuyên viên phân tích mua hàng, bạn có thể tham gia vào nhiều chức năng khác nhau hoặc chuyên về một lĩnh vực cụ thể. Ví dụ: những loại nhiệm vụ này có thể bao gồm phân tích và giao tiếp với các nhà cung cấp, tối ưu hóa quy trình RFP, phát hiện và giới thiệu nhà cung cấp tiềm năng, dự báo chi phí và đánh giá chi phí mua sắm.

Nếu bạn là doanh nghiệp cần tìm kiếm ứng viên trong ngành FMCG hoặc là ứng viên tài năng hãy liên hệ CK HR Consulting để được hỗ trợ tìm việc cũng như có ứng viên phù hợp nhất.

Việc làm ngành FMCG

Liên hệ:

Website: www.ckhrconsulting.com

Phone: (+8428) 7106 8279

Email: info@ckhrconsulting.vn