Giáo dục nghề nghiệp phải gắn với nhu cầu thị trường lao động, trong đó, tinh thần dám nghĩ, dám làm luôn được các nhà tuyển dụng đánh giá cao.
Dịch bệnh đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong ngành giáo dục, đặt ra nhiều cơ hội cũng nhiều thách thức
Giờ đây, tất cả tri thức hay thông tin đều có trên internet. Người học có thể tìm thấy câu trả lời trên internet hay mạng xã hội. Điều đó cho thấy áp lực của giáo viên hiện nay rất lớn, đó là sự cạnh tranh giữa một nhà giáo truyền thống với một nhà giáo điện tử. Khó khăn này thúc đẩy người làm công tác giảng dạy phải luôn tạo ra lợi thế cá nhân, đưa ra những phương pháp tiếp cận cho người học mà máy móc không thể thay thế. Làm được điều này thì nhà giáo mới có thể phát triển và tồn tại được với nghề.
Ngành giáo dục lâu này hay bị than phiền vì thiếu tính thực tiễn, chưa gắn liền với công việc sau này của người học. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp nhận xét sinh viên rất am tường về lý thuyết nhưng chưa làm được việc ngay. Họ phải tốn thêm một khoảng thời gian và chi phí để đào tạo lại những sinh viên mới ra trường. Đó cũng là một bất cập trong công tác giảng dạy của các cơ sở giáo dục và đào tạo. Các trường cần phải rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành cho sinh viên, làm sao để lý thuyết gắn với thực tiễn.
Ngày nay, đại dịch bùng phát “ép buộc” con người phải sử dụng các nền tảng trực tuyến để làm việc, học tập. Vấn đề này có tính 2 mặt, về lợi ích, chuyển đổi số giáo dục thúc đẩy chúng ta thay đổi, thích nghi với điều kiện mới. Học tập, làm việc online rất thuận tiện, tiết kiệm thời gian di chuyển, cơ sở vật chất cho người dạy và người học. Đối với một số tiết học không cần lên lớp, giảng viên có thể dạy trực tuyến cho sinh viên. Ví dụ, trong môn phân tích đầu tư, giảng viên có thể hướng dẫn sinh viên lên thẳng các website thể hiện bảng giá điện tử của chứng khoán, ngoại tệ, vàng,… để hướng dẫn sinh viên phân tích trực tiếp trên dữ liệu thật, thuận tiện và hiệu quả hơn rất nhiều.
Nhưng ngược lại, học trực tuyến lại không phù hợp khi có những vấn đề cần phải làm việc trực tiếp với nhau mới hiệu quả. Đối với những môn học, ngành học cần thực hành trên sản phẩm, thiết bị thì học trực tuyến không thể giải quyết được.
Đặc biệt, Đại học Kinh tế TP HCM đã tạo ra hệ thống giảng dạy trực tuyến LMS để người học và người dạy có thể tương tác từ xa. Thông qua LMS, người dạy đưa ra các tình huống, từ đó, người học có thể thảo luận theo nhóm rồi gửi câu trả lời lên hệ thống.
Để làm được như vậy, nhà trường đã đầu tư một hệ thống đồng bộ, các bước đi cụ thể về phương tiện, bài giảng, nội dung môn học, sự lãnh đạo điều hành của các khoa và nỗ lực từ phía các thầy cô giáo.
Bên cạnh đó, các trường nên tự chủ trong việc đầu tư quá trình chuyển đổi số. Nhà trường phải tự cân đối giữa khoản đầu tư với kỳ vọng đạt được nhằm gia tăng thương hiệu, nâng cao chất lượng đào tạo và nguồn thu.
Nếu đầu tư hiệu quả, hợp lý thì quá trình số hóa sẽ mang lại hiệu quả cao trong hoạt động, tuyển sinh, tạo nguồn thu cho nhà trường. Đây là cuộc chơi mang tính chất bình đẳng và cạnh tranh giữa các trường hiện nay.
Về quản trị nhà trường, chuyển đổi số đã được bắt đầu bằng việc số hoá các hoạt động, tinh gọn các quy trình quản lý, chẳng hạn như đưa toàn bộ KPI của giảng viên, viên chức lên hệ thống, hay việc kê khai và thẩm định các ý tưởng nghiên cứu khoa học cũng được thực hiện hoàn toàn trên nền tảng số.
Đối với hoạt động giảng dạy và nghiên cứu, việc chuyển đổi số được thực hiện bằng cách ứng dụng các phần mềm, thiết bị và công nghệ vào trong bài giảng, phương pháp truyền tải thông tin, nâng cao trải nghiệm cho người học. Đặc biệt gần đây quá trình ứng dụng các phương pháp mô phỏng vào bài giảng đã giúp cải thiện tốt trải nghiệm thực tiễn cho sinh viên.
Đối với sinh viên, khi nhập học sẽ được cấp một tài khoản và thẻ sinh viên điện tử. Thẻ sinh viên được tích hợp thẻ ATM, thẻ vào thang máy, thẻ vào phòng học, thậm chí có thể đi xe buýt. Toàn bộ dữ liệu này được Nhà trường sử dụng để quản lý sinh viên. Từ đó, dữ liệu cũng được sử dụng để phân tích hành vi, xu hướng, nhu cầu của sinh viên để nâng cao chất lượng phục vụ và cải thiện trải nghiệm cho người học.
Giờ đây, Nhà trường đang trong quá trình khai thác dữ liệu đã thu thập để phục vụ cho quá trình ra các quyết định về chiến lược đào tạo, phát triển nhà trường, tiến tới xây dựng đại học thông minh.
Xã hội luôn có những công nhân sở hữu tay nghề cao, được đào tạo bài bản. Họ có khả năng vận hành các trang thiết bị cần thiết để tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất. Nhìn vào thực tế, những học viên tốt nghiệp từ các trường nghề hầu hết đều có việc làm, được làm đúng ngành nghề đã học. Chính vì ai cũng muốn vào các trường đại học nên gây ra tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”. Đến lúc “thầy” phải đi làm công việc của “thợ” thì không hiệu quả, không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.
Một hạn chế nữa như tôi đã chia sẻ là do các em chỉ được đào tạo chủ yếu về lý thuyết nên thiếu tính thực tiễn. Khi bắt đầu đi làm, các doanh nghiệp phải tốn thời gian và chi phí để đào tạo lại.
có thể tham gia vào thị trường lao động ngay. Đó là mô hình rất tốt.
Tại trường Đại học Kinh tế TP HCM, hằng năm, chúng tôi tổ chức hội nghị các nhà tuyển dụng ở tất cả các lĩnh vực có sinh viên theo học. Tại đây, lãnh đạo nhà trường sẽ nghe nhà tuyển dụng nhận xét mặt tích cực và tiêu cực của sinh viên. Từ đó, nhà trường có thể đúc rút kinh nghiệm và chỉnh sửa chương trình, phương pháp đào tạo phù hợp, cải tiến hơn.
Chúng ta phải đào tạo những ngành nghề xã hội đang thực sự cần, bắt đầu từ nội dung chương trình đào tạo phải phù hợp với ngành nghề đó, có thể học tập từ các chương trình đào tạo tiên tiến trên thế giới. Ngành giáo dục Việt Nam phải dạy được những điều thế giới đang tiếp cận, đang thực hiện thì người học sẽ được thụ hưởng nhiều hơn và chất lượng nguồn nhân lực sẽ phát triển.
Sưu tầm: Vnexpress
CONTACT: Phone: (+8428) 7106 8279
Email: info@ckhrconsulting.vn