Tiềm năng thu hút vốn đầu ở Việt Nam của tỉnh nào cao nhất ?

Tiềm năng thu hút vốn ở Việt Nam, từ các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng tăng cao, thể hiện rõ nhất chỉ số FDI đầu tư vào các tỉnh địa phương ngày các tăng lên. Sự vươn mình của các tỉnh thành như Hải Phòng, Bắc Ninh, Hà Tĩnh, Thanh Hóa,… những năm gần đây chứng tỏ, nếu địa phương quyết tâm vươn lên, đồng hành cùng doanh nghiệp thì nguồn vốn sẽ đổ về, kinh tế sẽ cất cánh, thu ngân sách sẽ tăng cao, đời sống người dân được cải thiện…

Contents

FDI là gì?

FDI là viết tắt của Foreign Direct Investment, FDI là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.

Tiềm năng tăng trưởng ở các tỉnh

Các tổ chức hiện nay dùng nhiều chỉ số để đánh giá sự năng động của một địa phương: Tăng trưởng, thu ngân sách, năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư nước ngoài… Trong số 63 tỉnh/thành phố của Việt Nam, nhiều địa phương gần như có mặt ở top đầu của hầu khắp các ‘bảng xếp hạng’ của các năm. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu… là những địa phương như vậy.
Những địa phương này thường xuyên góp mặt trong danh sách các tỉnh/thành phố thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất, thu ngân sách cao nhất.

Nguồn: hiệp hội doanh nghiệp VN
Nguồn: hiệp hội doanh nghiệp VN năm 2022

Từ 2015 đến nay, các thứ hạng liên tục được thay đổi. Con số thu hút FDI của 7 năm trở lại đây Bình Dương mới là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất với tổng vốn lên tới 15,82 tỷ USD. Đứng thứ hai là TP. Hồ Chí Minh với 13,77 tỷ USD ở năm 2015.

Long An cũng là tỉnh có sự bứt phá mạnh mẽ về hút vốn FDI. Nếu như năm 2015, địa phương này vẫn còn đứng thứ 14 với 5,28 tỷ USD thì nay vươn lên đứng thứ 9 với 12,55 tỷ USD.

Một loạt tỉnh thành khác cũng đã có sự chuyển mình mạnh mẽ trong thu hút FDI, lọt vào top 10 các địa phương thu hút FDI nhiều nhất, đó là Bắc Giang, Tây Ninh, Hà Nam. Năm 2015, Bắc Giang còn đứng ở vị trí thứ 26 về FDI, chỉ với 2,44 tỷ USD. Từ 2015 đến nay, tỉnh này đã thu hút thêm được 6,4 tỷ USD vốn nước ngoài, đưa tổng vốn FDI đăng ký lên 8,84 tỷ USD. Nếu chỉ tính kết quả thu hút vốn FDI từ 2015 tới nay thì Bắc Giang đứng vị trí thứ 8. Còn nếu tính tổng vốn FDI thu hút được từ trước đến nay, Bắc Giang đứng thứ 13 trong số 63 tỉnh thành. Điều đó cho thấy bước nhảy vọt của Bắc Giang trong thu hút đầu tư nước ngoài.

Hà Nam năm 2015 đứng thứ 31 về thu hút FDI với chỉ 1,41 tỷ USD nay vươn lên đứng thứ 20 với 5,07 tỷ USD.

Vậy tại sao Bình Dương lại có sức hút luôn đứng top thu hút FDI

Tiềm năng từ hạ tầng giao thông

Với mục tiêu trở thành đô thị công nghiệp, trung tâm chính trị, kinh tế và đầu mối giao thông vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Dương từ 1 tỉnh nghèo, sau khi tách ra từ tỉnh Sông Bé, Bình Dương đã có định hướng rõ ràng trong việc xây dựng kế hoạch phát triển, từ việc giao thông luôn đồng bộ song song khi phát triển các khu công nghiệp, Bình Dương đang từng bước quy hoạch, xây dựng các đô thị theo hướng văn minh, hiện đại.
Nhìn thấy rõ nhất là các tuyến đường giao thông trọng điểm luôn được xây dựng đồng bộ và khang trang, như đại lộ Mỹ Phước, Tân Vận, Nhơn Trạch, vành đại 3… và sắp tới là còn thêm 1 số tuyến đường như Metro nối dài…
Khi hệ thống giao thông thuận lợi tạo điều kiện giao thông dễ dàng cho các tỉnh giao thương với Bình Dương, đặc biệt hơn là khi sức nặng về chỗ ở cho những người đang làm việc ở TP.HCM sẽ được san sẻ cho người lao động, khi có thể làm Tp.HCM và Đồng Nai nhưng ở Bình Dương.

Tiềm năng từ tiện ích dịch vụ

Các tiện ích của Bình hiện ngoài đầy đủ còn ngày càng phát triển phong phú như tòa tháp 21 tầng trung tâm hành chính, siêu thị Nhật Bản Hikari, khu công nghệ cao Maple…. Người dân sống ở Bình Dương có thể tự tin về một cuộc sống không thiếu bất kì tiện nghi hàng đầu nào, mà ở tỉnh không có
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Dương, năm 2019, Bình Dương thu hút vốn đầu tư nước ngoài đứng thứ 3 cả nước với tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần trên toàn tỉnh đạt 3,415 tỷ USD, tăng 55% so với cùng kỳ năm 2018, vượt 143,98% so với chỉ tiêu năm 2019. Trong đó, dòng vốn FDI chủ yếu tập trung đầu tư vào sản xuất ở các khu công nghiệp.

Tiềm năng từ nguồn đầu tư lớn

Nhờ sự phát triển của các khu công nghiệp, mỗi năm Bình Dương thu hút hàng trăm ngàn lao động từ lao động phổ thông đến lao động có trình độ cao về đây làm việc và sinh sống. Theo thống kê, mỗi năm, Bình Dương cần thêm khoảng 30.000-40.000 lao động là các chuyên gia, kỹ sư và công nhân kỹ thuật cao. Đây chính là động lực để thị trường bất động sản phát triển, không chỉ ở phân khúc giá vừa túi tiền đáp ứng nhu cầu của số đông người dân mà cả phân khúc cao cấp như biệt thự, khu phức hợp. Từ đó đẩy giá trị bất động sản Bình Dương ngày một tăng cao, đặc biệt là ở các khu đô thị lớn và các khu công nghiệp.
Nếu như thị trường bất động sản TP.HCM đang ngày càng bão hòa thì bất động sản Bình Dương giống như một làn gió mới đối với các nhà đầu tư bất động sản. Việc qui hoạch rõ ràng, có cơ sở hạ tầng đồng bộ nổi bật, lại chưa quá phát triển khiến cho các hạng mục bất động sản ở Bình Dương giống như một “miếng mồi ngon” chưa có quá nhiều người xâu xé. Các nhà đầu tư vừa không quá lo ngại về đồng vốn lại nắm chắc hơn về diễn biến, qui hoạch rồi mới quyết định đầu tư làm giảm rủi ro và tăng cao lợi nhuận.