CSO là vị trí không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp luôn phát triển và làm việc hiệu quả. Để hiểu hơn vị trí CSO là gì? Những công việc của CSO? thì hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Contents
Vị trí CSO là gì?
CSO là viết tắt của từ tiếng anh Chief Strategy Officer, nghĩa tiếng việt là Giám đốc chiến lược. Đây là một vị trí quan trọng và cần thiết trong các doanh nghiệp. CSO là những người có khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ thuật và phương thức quản lý để mang đến cho doanh nghiệp các chiến lược tổng thể hoặc đơn nhất cho một dự án nào đó. Trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường ngày nay, đòi hỏi doanh nghiệp phải liên tục có những chiến lược kinh doanh hiệu quả nhằm khẳng định vị thế và gia tăng khả năng cạnh tranh. Vì vậy vai trò của các CSO càng thêm quan trọng.
Những công việc của CSO
Đề xuất các chiến lược phát triển kinh doanh
Nhiệm vụ của CSO chính là thường xuyên nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu của khách hàng, hiểu rõ tình hình của doanh nghiệp để từ đó tìm ra phương án tốt nhất giúp doanh nghiệp phát triển. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với một CSO, vì nó quyết định sự thành công của các doanh nghiệp. Việc có chiến lược kinh doanh cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp định hướng rõ từng bước phát triển, dự tính được các tình huống có thể xảy ra, có phương thức triển khai phù hợp và nắm rõ toàn bộ những việc đang xảy ra.
Triển khai và giám sát việc thực hiện các chiến lược
Khi đã có các ý tưởng, CSO sẽ xây dựng các kế hoạch hành động cụ thể để trình ban giám đốc phê duyệt. Dựa trên bản kế hoạch được chấp thuận, Giám đốc chiến lược sẽ chỉ đạo các nhân viên và các bộ phận có liên quan thực hiện kế hoạch đã được đặt ra. Trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch, CSO sẽ là người theo dõi, giám sát nhằm đảm bảo tiến độ của kế hoạch được tuân thủ tốt nhất và đảm bảo hiệu quả của từng kế hoạch. Toàn bộ các vấn đề liên quan đến nhân sự hay tài chính của kế hoạch đều phải được kiểm soát chặt chẽ, minh bạch. Đồng thời cần phải kịp thời báo cáo tình hình thực hiện các kế hoạch cho ban giám đốc được biết.
Chuẩn bị sẵn các biện pháp phòng tránh rủi ro hiệu quả
Mặc dù các kế hoạch đã được tính toán chi tiết, cẩn thận. Tuy nhiên việc xảy ra rủi ro trong quá trình thực hiện là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, là một CSO bạn cần chuẩn bị sẵn các phương án phòng tránh rủi ro nhằm làm giảm những thiệt hại nghiêm trọng cho doanh nghiệp. Những nguy cơ doanh nghiệp có thể phải đối mặt bao gồm: dịch bệnh, thiên tai, sự cạnh tranh với các đối thủ hay những nguy cơ tiềm ẩn trong môi trường kinh doanh. Khi xây dựng kế hoạch, CSO sẽ phải tính đến những tình huống xấu nhất để có biện pháp giải quyết và phòng ngừa hiệu quả nhất.
Chịu trách nhiệm và xử lý các rủi ro phát sinh
Việc theo dõi quá trình thực hiện sẽ giúp Giám đốc chiến lược kịp thời phát hiện những vấn đề bất thường. Từ đó có biện pháp điều chỉnh và xử lý sao cho ổn thỏa các sự cố phát sinh. Bên cạnh đó, Giám đốc chiến lược cũng phải lập báo cáo công việc theo định kỳ cho ban giám đốc. Việc này giúp ban giám đốc kịp thời nắm bắt tình hình và có những quyết định thay đổi thích hợp trong việc thực hiện các chiến lược.
Mức thu nhập của vị trí CSO
Có thể thấy vị trí CSO là một vị trí quản lý cấp cao, phải đảm đương nhiều trọng trách quan trọng trong doanh nghiệp. Vì vậy, mức thu nhập và đãi ngộ của vị trí này cũng vô cùng hấp dẫn.
Theo rank lương CK HR Consulting thu nhập được thì mức thu nhập bình quân của Giám đốc chiến lược dao động từ 40 – 60 triệu đồng/ tháng. Mức thu nhập cao hay thấp phụ thuộc vào kinh nghiệm của từng cá nhân cũng như quy mô hoạt động và khả năng phát triển của mỗi doanh nghiệp. Ngoài ra, Giám đốc chiến lược còn nhận được các khoản thưởng khác như lương tháng 13, lễ, tết, thưởng dự án hay các khoản phụ cấp, trợ cấp khác. Nhìn chung tổng thu nhập hàng tháng của Giám đốc chiến lược có thể lên tới 70 – 80 triệu đồng / tháng hoặc cao hơn nữa.