Ai cũng ước mơ trở thành CEO, vậy CEO là gì?

Bạn có ước mơ muốn trở thành CEO? Vậy CEO sẽ làm những việc gì? Vai trò của CEO là gì? Với kinh nghiệm trong lĩnh vực tuyển dụng rất nhiều vị trí cho các công ty lớn và nhỏ và kinh nghiệm thực tiễn đã cho chúng tôi có đầy đủ hiểu biết để cùng chia sẻ với mọi người.

Tìm hiểu CEO là gì?

Xem thêm: CRO (Chief Risk Officer) là gì?, vai trò của CRO?

Contents

CEO là gì?

CEO viết tắt (Chief Excutive Officer) còn gọi là tổng giám đốc điều hành. Ngoài ra, còn các tên gọi khác như: President, Managing Director.

Theo Wikipedia, tổng giám đốc điều hành là chức vụ điều hành cao nhất của một tổ chức, phụ trách điều hành một tập đoàn, công ty hoặc tổ chức. CEO phải báo cáo trực tiếp cho ban hội đồng quản trị của công ty.

Việc tuyển chọn CEO bình thường các công ty sẽ tuyển chọn kỹ lưỡng thông qua ban giám đốc với người có vô số cống hiến và đợt đánh giá năng lực của công ty. Thế nhưng, cũng có một số công ty lại lựa chọn vị trí CEO từ bên ngoài vì chưa tìm được người phù hợp.

Là người đứng đầu vận hành một tổ chức nên vị trí CEO ảnh hưởng rất nhiều đến thành bại của công ty. Có thể nói, CEO là người đầu tàu dẫn đường cho doanh nghiệp đi. Ở vị trí cao này, khiến họ có thể nhận được rất nhiều lời ca tụng khi doanh nghiệp thành công, nhưng nếu thất bại thì giám đốc điều hành sẽ luôn đón nhận những lời nói tiêu cực đến từ cổ đông và đôi khi họ có thể bị trầm cảm bởi vì áp lực của dư luận.

Mức lương CEO có cao như lời đồn không?

CEO là một “nhân viên cấp cao nhất” giống như những người chủ của công ty. Họ luôn phải đưa doanh nghiệp đi đến thành công cho nên CEO sẽ là người nhận được mất lương khủng và phải xứng đáng với công sức đã bỏ ra.

Tùy thuộc vào nhiều ngành nghề mà lương CEO cao hay thấp nhưng trung bình dao động từ 40 triệu đồng cho đến hàng trăm triệu.

Để có được mức lương cao như vậy, CEO làm việc với năng suất gấp 10-20 lần so với nhân viên bình thường và chịu những áp lực vô hình nhiều hơn so với nhân viên một ngày chỉ làm “8 tiếng bình thường”

Công việc cụ thể CEO làm là gì?

Ở mỗi doanh nghiệp với quy mô khác nhau thì đầu công việc của CEO cũng sẽ khác rất nhiều. Dưới đây sẽ là công việc chính mà 1 CEO cần phải làm.

Công việc của CEO là gì
  • Xác định mục tiêu tổng thể cho từng dự án của doanh nghiệp trong từng giao đoạn.

Tùy vào từng giai đoạn, khảo sát và mục đích của công ty mà CEO sẽ vạch ra những chiến thuật phù hợp trong dài hạn và ngắn hạn. Vì vậy, tầm nhìn sẽ là một yếu tố giám đốc điều hành tìm ra được cơ hội, khó khăn và thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt trong tương lai.

  • Lắng nghe kết quả báo cáo của lãnh đạo từ các phòng ban khác nhau.

CEO luôn là người đưa ra những quyết định quan trọng, sử dụng chất xám để phân tích những vấn đề tìm ra giải pháp, phương pháp phù hợp và ngoài ra thì giám đốc điều hành cần phải là người kết nối, tìm ra điểm mạnh của mọi người để có thể hoàn thành công việc tốt nhất có thể.

Giám đốc Marketing – Truyền thông – Thương hiệu( CMO), Giám đốc tài chính( CFO), Giám đốc kinh doanh( CCO), Giám đốc kế hoạch( CPO),… báo cáo, đề ra và thực hiện những chiến lược ngắn hạn, dài hạn để giúp công ty phát triển. Từ đó CEO sẽ tiếp tục phát triển chất lượng dịch vụ, sản phẩm không ngừng để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

  • Xây dựng mục tiêu, văn hóa và sứ mệnh cho doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp sẽ nói lên được tính cách, góc nhìn của tổ chức đó. Vậy ai là người sẽ đặt ra văn hóa cho doanh nghiệp? Đó chính là giám đốc điều hành đặt ra những quy chuẩn, cách ứng xử trong doanh nghiệp giữa nhân viên với lãnh đạo và nhân viên với nhân viên.

Văn hóa của tổ chức sẽ được đặt ra dựa vào triết lý sống, phong cách của CEO, nó được đút kết từ kinh nghiệm chinh chiến trong suốt thời gian của giám đốc điều hành. Điều này liên quan rất nhiều đến với mục tiêu, sứ mệnh và danh tiếng của doanh nghiệp.

  • Đối ngoại, thắt chặt mối quan hệ với khách hàng và nhà đầu tư tiềm năng.

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào thì khách hàng tiềm năng giống như những cơn gió đẩy doanh nghiệp đi ra khơi xa.

Tư duy về văn hóa doanh nghiệp được áp dụng một cách nghiêm túc còn mang đến cho khách hàng sự tin tưởng và thúc đẩy sự phát triển của tổ chức ngày càng phồn thịnh.

  • Người phát ngôn chính của doanh nghiệp.

Báo chí, truyền thông sẽ giúp doanh nghiệp đến gần hơn với những khách hàng tiềm năng. Chính vì vậy, CEO đại diện trả lời tất cả câu hỏi liên quan về công ty cũng như buổi họp báo công bố của công ty.

Xem thêm: CFO là gì? Vai trò và trách nhiệm của CFO?

CEO cần có những kỹ năng nào?

  • Tầm nhìn về chiến lược.

Dùng người một trong những nghệ thuật giúp các công ty chiến thắng đối thủ. Vì vậy, đối với thời đại hiện nay cần nắm chắc công nghệ, quản lý nhân lực vì đây là yếu tố cốt lõi của doanh nghiệp. Nếu bạn không thể “đọc vị” người điều hành khó lòng xử lý và kiểm soát hiệu suất.

  • EQ – trí tuệ cảm xúc.

Ngoài IQ thì EQ rất quan trọng, nó sẽ giúp CEO tìm ra được những điểm mạnh, yếu và năng lực cảm xúc trong mọi tình huống. Người lãnh đạo có trí tuệ cảm xúc có thể thúc đẩy hiệu suất làm việc của doanh nghiệp. Bởi vì bất kỳ ai khi làm việc được người sếp thấu hiểu, cảm thông và tin tưởng, họ sẽ sẵn sàng cống hiến hết mình.

  • Tư duy sáng tạo.

CEO là nguồn nhân lực cấp cao của doanh nghiệp và phải đưa ra rất nhiều quyết định quan trọng cho doanh nghiệp, chính vì vậy sự khác biệt mang đến sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

  • Bậc thầy giao tiếp, đàm phán và thuyết phục.

Để làm hài lòng doanh nghiệp và đối tác giám đốc cần có khả năng thuyết phục tốt “biến nguy nan thành cơ hội” biến chuyện phức tạp thành chuyện đơn giản là khả năng giúp CEO.

Mọi lời nói của CEO đều có “sức nặng” chính vì vậy dù trên văn bản hay lời nói đều nên được cân nhắc và tính toán vô cùng tỉ mỉ.

Muốn làm CEO học ngành gì?

Ngoài câu hỏi CEO là gì thì khi nhắc đến vị trí CEO ai cũng đều nghĩ đến để trở thành CEO thì cần học gì?. Vậy nếu học ngành khác thì có trở thành CEO được không?

Câu trả lời là có. Bởi vì dù bạn học bất cứ ngành nghề nào cũng có thể trở thành CEO. Bởi vì ngày nay thế giới dần phẳng hơn và bằng cấp không là thứ để nhà tuyển dụng chú ý nữa mà họ còn quan tâm đến ứng dụng kiến thức trong thực tiễn, kinh nghiệm và kỹ năng. Mọi người đều nghĩ làm CEO đều xuất phát từ quản trị kinh doanh là do đây là một ngành bạn sẽ được đào tạo về kinh tế, xã hội, marketing và khả năng quản lý nhân sự để trở thành một giám đốc điều hành. Những bổ trợ này có thể giúp cho bạn có được khả năng dự đoán, kiến thức tổng quát, nguyên tắc hoạt động doanh nghiệp và bạn được học cách làm kế hoạch, xây dựng chiến lược kinh doanh để tìm ra được những giải pháp tốt nhất.

Điểm mạnh nếu bạn từ học quản trị kinh doanh giúp bạn định vị được điểm mạnh, yếu bản thân một cách đúng đắn nhất đó chính là yếu tố quan trọng mà các giám đốc điều hành cần có cho mình.

Nói chung, bất kỳ ngành học nào cũng có thể giúp bạn trở thành một CEO nhưng nếu bạn học quản trị kinh doanh thì đó sẽ điểm xuất phát thuận lợi hơn mọi người một chút

CEO và “ Tổng giám đốc” ai to hơn

CEO và tổng giám đốc là 2 chức danh có vị trí cao nhất trong một doanh nghiệp. Trách nhiệm của giám đốc và tổng giám đốc là đều hành toàn bộ doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Họ đều chịu sự điều hành của HĐQT và chịu trách nhiệm với HĐQT về kết quả kinh doanh.

Sơ đồ vị trí từ CEO

Bình thường, ở bất kỳ công ty nào cũng đều có giám đốc điều hành, còn với vị trí Tổng giám đốc điều hành này tùy thuộc quy mô của tổ chức. Với công ty lớn có nhiều chi nhánh, thì công ty con Tổng giám đốc sẽ lớn hơn CEO. Công ty nhỏ không có chi nhanh thì tổng giám đốc và CEO sẽ ngang nhau.

Cần bao nhiêu thời gian để trở thành CEO?

Theo nghiên cứu một người sẽ cần kinh nghiệm hơn 20 năm để có đầy đủ kinh nghiệm và tầm nhìn trong vị trí này. Với một CEO thông thường năm đầu tiên họ sẽ bắt đầu với vị trí trong một lĩnh cực chuyên môn nào đó để tích lũy kiến thức. Hoặc họ sẽ bắt đầu làm từ những công ty nhỏ để có thể có được nhiều kinh nghiệm hơn.

Các CEO nổi tiếng tại Việt Nam và trên thế giới.

Dưới đây là một số CEO nổi tiếng trong nước và thế giới đã giúp truyền động lực cho các thế hệ hiện tại và sau này:

  • Ông Phạm Nhật Vượng – CEO VinGroup
  • Bà Nguyễn Thị Phương Thảo – CEO Vietjet air
  • Tỷ phú Trần Đình Long – CEO Hòa Phát
  • Bill Gate: Cựu CEO của Microsoft
  • Elon Musk: CEO của Tesla, SpaceX
  • Sundar Pichai – CEO Google.
  • Steve Jobs: CEO Apple

Việc làm CEO

Hiện nay trên thị trường việc làm có rất nhiều công ty rất khó khăn trong việc tuyển dụng các vị trí như CFO, CEO, CRO, CPO, CMO,… thế nhưng chỉ cần một thao tác có ngay việc làm về tay chỉ có tại CK HR Consulting công ty chuyên về tuyển dụng các vị trí cấp cao với nguồn nhân lực chất lượng và uy tín tại Việt Nam. Đến CK HR Consulting ngay, tìm việc liền tay có ngay Job khủng.