COO là gì? Vì sao được xem là cánh tay phải của CEO?

Nhiều người hay nhầm lẫn giữa CEO và COO vì điều có tính chất công việc điều hành. Tuy nhiên khi về vị trí và chi tiết công việc thì lại hoàn toàn khác nhau.

Tìm hiểu COO là gì? Vai trò và trách nhiệm

Tham khảo:

Contents

COO là gì?

COO viết tắt của cụm từ tiếng Anh Chief Operations Officer có nghĩa là Giám đốc phụ trách điều hành hay Giám đốc vận hành. Tuy nhiên ở Việt Nam, người ta thường gọi CEO là Tổng giám đốc và biết đến COO với chức danh Giám đốc điều hành. COO – Chief Operations Officer là một trong những lãnh đạo cao cấp nhất trong bộ C-Chief. COO sẽ là người chịu trách nhiệm về các hoạt động và kết nối các lãnh đạo cấp cao khác sau đó báo cáo với Tổng giám đốc điều hành (CEO).

Có thể thấy, vị trí của COO được coi là cánh tay phải cho CEO, giúp CEO quản lý và nắm bắt được hoạt động của công ty.

Nhiệm vụ và vai trò của COO

Với vị trí là cánh tay phải của CEO, nhiệm vụ và vai trò của COO là cực kỳ quan trọng để giúp CEO quản lý được doanh nghiệp. Sau đây là những công việc chính mà một COO phải đảm nhiệm

Những tố chất của một COO
  • Thực hiện các chiến lược do CEO đề xuất: COO sẽ là người được CEO trực tiếp giao chiến lược.
  • Truyền đạt các ý tưởng và thông tin đến cho các C – suit như CFO (Giám đốc tài chính),  CTO (Giám đốc công nghệ), CHRO (Giám đốc nhân sự), CMO (Giám đốc Marketing), CCO (Giám đốc kinh doanh),…
  • Giám sát nhân sự, xây dựng cầu nối vững chắc và đáng tin cậy giữa nhân viên với tổ chức.

Những tố chất của một COO

Nhà lãnh đạo vượt trội

Chắc chắn rồi, một tố chất mà bất kỳ C-suit nào cũng phải có đó chính là khả năng lãnh đạo vượt trội. Vì là cánh tay phải của CEO, nên COO cũng phải có tầm nhìn xứng tầm để cùng Tổng Giám Đốc điều hành cả một doanh nghiệp. Để có được tố chất lãnh đạo giỏi không chỉ ở bản năng mà còn là cả quá trình học tập và rèn luyện không ngừng nghỉ. COO là vị trí luôn phải lắng nghe từ CEO và các các bộ phận khác vì vậy bạn phải luôn bình tĩnh và sáng suốt với những gì mình quyết định.

Khéo ăn khéo nói có được thiên hạ

Lãnh đạo giỏi chưa đủ, một COO cần phải có khả năng nói chuyện khôn khéo trong giao tiếp. COO là người phải tiếp xúc với rất nhiều vị trí trong công ty, bạn còn phải tiếp xúc với các đối tác khách hàng, vì vậy từng lời nói sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến công ty.

Xử lý khủng hoảng, rủi ro

Với vị trí và vai trò cực kỳ lớn của COO, việc xuất hiện các khủng hoảng và các rủi rỏ là điều không tránh khỏi. Không chỉ vậy, COO giỏi không chỉ giải quyết tốt khủng hoảng mà còn có khả năng nhìn nhận trước khả năng xảy ra để giảm thiệt hại.

Quản trị con người và làm việc nhóm hiệu quả

Dù không trực tiếp quản lý các bộ phận phía dưới các C-suit khác nhưng COO vẫn phải luôn theo dõi và kết nối các phòng ban lại với nhau. Ngoài ra, COO cũng phải giúp nhân viên hình thành tư duy theo định hướng của công ty.

Để làm được điều này, COO phải là người thầy, người gây ảnh hưởng đến các nhân viên để họ tin tưởng và có những suy nghĩ và năng lượng tích cực trong công việc.

COO và CEO khác nhau như thế nào?

Như đã trình bày từ đầu bài đến giờ cho thấy COO được xem là Phó Tổng giám đốc vì vị trí này có quyền lực đứng thứ hai chỉ sau CEO (Tổng giám đốc).

Khác nhau giữa COO và CEO

Có thể hiểu đơn giản, CEO là người ra quyết định tối cao của doanh nghiệp thì COO lại đảm trách công việc được giao bởi CEO sau đó làm việc với các giám đốc bộ phận cấp cao khác trong C – suit như CFO (Giám đốc tài chính), CTO (Giám đốc công nghệ), CHRO (Giám đốc nhân sự), CMO (Giám đốc Marketing), CCO (Giám đốc kinh doanh),…

Hiện nay, Hầu hết các công ty SME (công ty vừa và nhỏ) vẫn chưa cần đến vị trí COO thay vào đó CEO sẽ đảm nhiệm luôn vị trí này. Tuy nhiên, đối với một doanh nghiệp lớn thì việc bổ sung vị trí COO lại cực kỳ quan trọng và không thể thiếu.

Tìm việc làm COO ở đâu?

Có thể thấy COO là là vị trí quản lý cấp cao trong các doanh nghiệp lớn, vì vậy, số lượng tuyển dụng Giám đốc Vận Hành (COO) sẽ ít hơn so với các vị trí khác C-suit khác. Thông thường các doanh nghiệp để tìm kiếm tuyển dụng COO thường sẽ tìm đến các đơn vị tuyển dụng lớn, dịch vụ headhunt hàng đầu để ủy thác tuyển dụng. Các công ty headhunt là các đơn vị đã có sẵn nguồn ứng viên chất lượng, cũng vì điều này mà chính các vị trí cấp cao cũng gửi CV của mình vào các công ty headhunt để tìm kiếm công việc.

Nếu bạn là doanh nghiệp cần tìm kiếm ứng viên COO hoặc là một COO tài năng hãy liên hệ CK HR Consulting để được tư vấn nhanh nhất.

Phó Giám đốc Khối KHDN – COO – ( Chief Operating Officer)