Một ngày làm việc của CTO

Có một thực tế là trách nhiệm của CTO trong công ty còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như phạm vi hoạt động, lĩnh vực hoạt động, chính sách phát triển kinh doanh, số lượng của nhân viên tại nơi làm việc hay nhân lực outsource, và nhiều yếu tố khác nữa. CTO có thể đảm nhiệm nhiều trách nhiệm khác nhau, không giống như các giám đốc điều hành cấp lãnh đạo khác như CEO hay CFO.

Hiểu rõ thêm về CTO tại đây!

What Is a CTO? – With a CTO Job Description

Contents

Lựa chọn platform và thiết kế kỹ thuật

CTO luôn tham dự một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào toàn bộ các dự án liên quan đến kỹ thuật của công ty. CTO sẽ phụ trách cho việc lên kế hoạch, chiến lược, và chịu trách nhiệm triển khai ý tưởng trở thành hiện thực, đảm bảo duy trì tiến độ và năng suất cho dự án. Trong các công ty startup nhỏ, founder thường sẽ kiêm luôn công việc của CTO và tại các tập đoàn lớn, CTO sẽ điều hành một số team

 

lập trình viên bao gồm những nhóm phục vụ nhu cầu công nghệ cho công ty.

Đôi khi, CTO có thể được gọi là một PM – Product Manager với mục tiêu chính là quản lý team kỹ thuật và đưa ra các quyết định quan trọng trong thực thi dự án như lập kế hoạch thiết kế công nghệ, bố trí kiến trúc sản phẩm và lựa chọn nền tảng phát triển.

Trong trường hợp team tech không có đủ kiến thức hoặc tài nguyên để hoàn thành task, thì CTO sẽ phải là người tìm ra giải pháp. Chính vì thế, họ phải là người có được nhiều kỹ năng đa dạng về công nghệ cũng như các kỹ năng mềm để xây dựng team mạnh.

Năm 2020, cũng giống như những người làm nhiệm vụ kỹ thuật, giám sát công nghệ và quản lý dự án, CTO với vai trò dịch vụ cũng được tăng mạnh khi các công ty chọn phương án outsource để tiết kiệm chi phí ngân sách cho các dự án.

Các vấn đề về MVP và DevOps

MVP với tên đầy đủ là Minimum Viable Product hay sản phẩm khả thi tối thiểu, là một sản phẩm có tính tăng thiết yếu được tạo ra để kiểm tra các giả thuyết marketing và phân tích phản hồi thực tế của người dùng. Có sự khác biệt khá lớn giữa vai trò và trách nhiệm của một CTO trong doanh nghiệp nhỏ và tập đoàn lớn về việc phát triển MVP.

Trong khi CTO của một doanh nghiệp đa quốc gia sẽ thuộc các cấp quản lý khác xa với việc chăm sóc kỹ thuật hàng ngày, CTO trong một công ty nhỏ cần phải lo liệu các tác vụ về tech thường sẽ lo luôn về phần iteration của sản phẩm đầu tiên. Backup quy trình công nghệ cũng rơi vào phần công việc của CTO, ngay cả khi họ có ngân sách lớn và có thể thuê thêm executive để thực thi các tác vụ liên quan đến phần MVP.

Có thể thấy, trách nhiệm của một CTO có chút mơ hồ. Nhiệm vụ của kỹ sư DevOps cũng nằm trong danh sách công việc của họ. Đôi khi, họ còn phải xây dựng luôn phần tech của sản phẩm ngay từ lúc bắt đầu bao gồm các tính năng, tương tác máy chủ, script, map giai đoạn triển khai và SSH.

CTO là gì? Tất tần tật về Chief Technology Officer

Tuyển dụng và quản lý sự tăng trưởng team

CTO có nhiệm vụ phỏng vấn và quyết định tuyển thêm người mới cũng như là quản lý team để tạo ra năng suất tối đa. Trong năm 2020, nhiệm vụ ngày càng trở nên khó khăn hơn cho các startup, cũng như thị trường nghề nghiệp dần được thắt chặt, các công ty kỹ thuật số tiếp tục tăng trưởng và yêu cầu nhiều nhân viên hơn. Các chuyên gia IT có xu hướng sẽ muốn chuyên về lĩnh vực mà họ cảm thấy thích hợp, trong khi các startup thường cần các người đa năng hơn trong mọi vấn đề mà công ty cần giải quyết.

Một vai trò khác của CTO là lựa chọn lập trình viên – các team mate phù hợp.  Họ sẽ tiến hành giám sát quá trình onboarding để chọn lựa các ứng viên thích hợp. Chính vì thế, tìm hiểu thêm về các chiến lược tuyển dụng cũng được các CTO ngày nay quan tâm.

Trong những công ty lớn hơn, mô tả công việc CTO có thể bao gồm cả việc tổ chức các hoạt động đào tạo cho bộ phận công nghệ, hỗ trợ việc tự học và giám sát đội ngũ. Đó là lý do tại sao kinh nghiệm về quản lý sự kiện hay kỹ năng tư vấn, và có mối quan hệ rộng là một lợi thế khác biệt lớn trên CV của một CTO.

An ninh mạng

CTO sẽ làm gì bên cạnh việc quản lý bộ phận kỹ thuật? An ninh mạng là một vấn đề nữa mà họ phải chịu trách nhiệm. Các lỗ hổng bảo mật có thể xảy ra trong cơ sở dữ liệu của công ty, trong các trang web, hay bất kỳ tôl kỹ thuật số nào mà các team sử dụng. Các sản phẩm đang được phát triển bởi công ty cũng có thể yêu cầu các thuật toán bảo mật để giữ dữ liệu người dùng được riêng tư và mã hóa.

CTO sẽ là người phụ trách phát triển phương thức bảo mật, phát triển thuật toán, thực hiện kiểm toán cẩn cấp và nhiều hơn nữa. Các coder phải làm việc theo chỉ thị của CTO đặt ra.

QA và thử nghiệm sản phẩm

Có chút khác biệt giữa mô tả công việc và nghĩa vụ của một CTO tại công ty startup. Các startup hiếm khi có một bộ phận đảm bảo chất lượng riêng biệt, có nghĩa là việc kiểm tra sản phẩm nên được phân chia giữa các lập trình viên và các thành viên khác của team. Trách nhiệm của CTO là quyết định ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho quá trình debug. Và khi một bug kỹ thuật được tìm thấy, thường thì nó sẽ được chuyển tiếp tới CTO, người sau đó cần quyết định cách để giải quyết vấn đề đó. Công việc mà CTO có liên quan tới cũng có thể bao gồm các hướng dẫn được ghi chép cho việc fix bug cụ thể.

Trong các công ty tầm trung, CTO phải phát triển một hệ thống thử nghiệm các bản cập nhật và công cụ sắp tới để quan sát tiến trình. Hãy nhớ rằng CTO là một người vừa phải lo phần công nghệ vừa phải đảm nhiệm các lĩnh vực kinh doanh khác, nên hầu hết các câu hỏi liên quan tới việc quản lý QA và ngân sách kỹ thuật thường sẽ được gửi trực tiếp cho họ.

Vì trí CTO với mức lương hấp dẫn đang chờ bạn, tham khảo thêm tại đây!

Lộ trình tăng trưởng và sự đổi mới sáng tạo

Vậy một CTO sẽ làm gì? Nói đơn giản, CTO nghĩ về tương lai, vạch ra nó, và rồi thực hiện kế hoạch theo từng bước. Trong giai đoạn khám phá dự án, CTO sẽ dựng lộ trình tăng trưởng, cân nhắc để các mục tiêu và chiến lược đó có thể hoạt động hiệu quả cùng nhau. CTO còn làm thủ công với nhiều khía cạnh khác nhau của một sản phẩm kỹ thuật số như lập trình, UX, bảo mật, ngân sách, quy trình vận hành và điều phối nhóm.

Bên cạnh việc triển khai MVP, CTO còn chịu trách nhiệm lên kế hoạch cho phiên bản sản phẩm tiếp theo và cập nhật công nghệ. Thông thường, họ sẽ hoàn tất các vai trò ngân sách liên quan với việc tái xây dựng MVP, nghiên cứu các phản hồi từ người dùng, hợp tác với các nhà khoa học dữ liệu và lấp vào các khoảng trống về phần tài nguyên. một chuyên gia với level này cần hiểu rõ với việc xử lý dữ liệu và bảo mật lưu trữ dữ liệu.

We are hiring a new CTO! Apply now and see if that's you.

 

Trách nhiệm của CTO sẽ thay đổi ra sao với sự tăng trưởng của công ty?

Như các bạn đã thấy, CTO cần phải linh hoạt. Công ty càng lớn thì khả năng quản lý càng đòi hỏi cao hơn, vừa là người đứng đầu về kỹ thuật và đôi khi tự mình thực thi các tác vụ kỹ thuật.

Nhưng trách nhiệm chính của CTO vẫn là chăm lo cho mục tiêu thương mại của công ty bằng một đội kỹ thuật. Nói cách khác, một người ở vị trí này phải biết dự đoán tương lai và lên kế hoạch . CTO sẽ lên kế hoạch phát triển sản phẩm, tính toán ngân sách, quản lý team, triển khai sản phẩm, và đặt ra các quy trình làm việc khi xem xét việc update sản phẩm.

Nếu một CTO tại startup nhỏ làm tốt công việc của mình, công ty có thể phát triển nhanh chóng và vai trò của CTO sẽ thay đổi rõ rệt.

Nguồn: ST

  • Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội làm việc mới, gặp khó khăn khi gặp vấn đề, hãy để CK ​​HR CONSULTING hỗ trợ bạn.
  • 💁‍♀ Tư vấn viên của CK HR CONSULTING luôn sẵn sàng để tìm kiếm, giới thiệu và tư vấn những vị trí phù hợp với hồ sơ của bạn.
  • 🌏 Tất cả thông tin tuyển dụng mới nhất trong nhiều ngành từ CK HR CONSULTING được cập nhật thường xuyên.
  • 👍 Hãy theo dõi Facebook của CK HR CONSULTING và CK HR CONSULTING LinkedIn  để biết công việc hấp dẫn trong tuần.