Nguồn nhân lực Việt Nam vừa thừa vừa thiếu, vì sao?

Nguồn nhân lực Việt Nam không chỉ tăng mà còn ngày càng chất lượng. Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp chưa tìm được nhân sự đúng nhu cầu lại càng khiến tình hình thiếu nhân sự lại khó giải quyết hơn. Vậy nguyên nhân từ đâu mà các nhà tuyển dụng chưa tìm được ứng viên mong muốn.

Nguồn nhân sự dồi dào nhưng vẫn thiếu cho doanh nghiệp

Nguồn nhân lực Việt Nam dồi dào nhưng chưa được đào tạo đúng cách

Việt Nam vẫn luôn được biết đến với lợi thế nguồn lao động giá rẻ và dồi dào. Không những vậy, những năm gần đây với sự phát triển vượt bậc công nghệ, đòi hỏi nguồn lao động phải có tay nghề, trình độ, chuyên môn sâu hơn.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, lực lượng lao động cả nước không ngừng gia tăng suốt một thập kỷ qua, từ 50,4 triệu người năm 2010 lên 56,2 triệu người năm 2020. Tuy nhiên, báo cáo gần đây của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho thấy lao động không chính thức và phổ thông vẫn chiếm chủ yếu. Lực lượng đã qua đào tạo, có chứng chỉ, bằng cấp còn thấp, khoảng 24,5% năm 2020. Trong khi nhân sự đã qua đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu thực tiễn.

Số liệu cho thấy kỹ năng lao động của Việt Nam bị đánh giá còn nhiều hạn chế, với 46/100 điểm (xếp thứ 103 trên thế giới), chỉ cao hơn Indonesia, Lào và kém rất xa so với nhóm ASEAN-4.

Nguyên nhân kỹ năng lao động còn kém là do “Người lao động Việt Nam thiếu cả tay nghề và ý thức. Họ phải được đào tạo từ cấp phổ thông, luôn có ý thức hoàn thiện bản thân. Có như vậy, khi đi vào môi trường sản xuất thực tế sẽ có năng suất lao động cao”, bà Đỗ Thị Thúy Hương – Phó chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam, đại diện Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam, ủy viên HĐQT Tổng công ty cổ phần Điện tử và Tin học Việt Nam (UpCOM).

Dẫn chứng về việc đào tạo nguồn nhân lực, bà Đỗ Thị Thúy Hương cho biết trong suốt thời gian làm việc, doanh nghiệp thường xuyên phải đào tạo lại ý thức, tác phong công nghiệp cho người lao động. Theo bà, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tất cả các ngành cũng nên đi vào đào tạo nhân lực cao nhất để mang lại hiệu quả cho sản phẩm, tăng năng suất lao động, thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.

Một trong những giải pháp mấu chốt để nâng cao chất lượng cũng như đẩy mạnh công tác dạy nghề là tăng cường hợp tác 3 bên giữa Nhà nước-Nhà trường-Doanh nghiệp. Đánh giá về sự phối hợp này, ông Nguyễn Đăng Minh đi từ đào tạo kỹ năng cho nguồn nhân lực Việt Nam hiện tại.

Ông cho rằng, kỹ năng xuất phát từ lý thuyết, thực hành. Thời gian đào tạo lý thuyết – thực hành phải là 20%-80%. Hầu như, đào tạo ở cả 3 bên hiện nay chỉ chú trọng vào lý thuyết trong khi việc phối hợp này phải phù hợp với thực tiễn.

“Nhà trường chỉ nên đào tạo 20% thời gian, 80% còn lại nên gửi vào doanh nghiệp để nhân lực được đào tạo thực tiễn. Nhà trường có thể chia lợi nhuận cho doanh nghiệp”, ông Minh nêu quan điểm.

Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu, công tác tại Nhật Bản và sáng lập, vận hành Viện Quản trị Tinh gọn GKM, ông Minh cho rằng vướng mắc lớn nhất là nhận thức của người Việt Nam luôn coi trọng bằng cấp. Nguồn nhân lực phải luôn trong tâm thế làm thật mới tăng được năng suất lao động, thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Phía Nhà trường-Nhà nước-Doanh nghiệp phải luôn trong tâm thế phối hợp, nhận thức đúng về kỹ năng lao động.

“Sự chung tay của 3 bên phải được xem là phép nhân, không được xem là phép cộng nữa. Bên nào bằng 0 thì tất cả bằng 0”, ông Nguyễn Đăng Minh khẳng định rõ.

Kết thúc, Bà Đỗ Thị Thúy Hương đưa ra giải pháp ngoài đào tạo kỹ năng nghề, ý thức, người lao động cần phải được đào tạo về hiểu biết pháp luật lao động để họ biết rõ trách nhiệm, được hưởng quyền lợi tới đâu.

“Người lao động nếu đạt đúng tiêu chuẩn sẽ nhận được đãi ngộ rất tốt. Nếu có tay nghề vững chắc thì họ hoàn toàn có thể tự tin nắm giữ vị trí cao trong các doanh nghiệp”, bà Hương khẳng định về chính sách đãi ngộ đối với người lao động.

Làm sao để nhà tuyển dụng tìm được nguồn nhân lực chất lượng

Với một nguồn nhân lực Việt Nam dồi dào và đang được đào tạo chất lượng hơn để phù hợp với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này sẽ phải mất vài năm nữa, trong khi đó các nhà tuyển dụng vẫn đang rất khó khăn trong việc tìm kiếm ứng viên phù hợp.

Đào tạo nhân sự đầu vào ngay khi ở trường

Nhà tuyển dụng để có thể nhanh chóng tìm nguồn nhân lực phù hợp cũng mất khá nhiều thời gian. Một số doanh nghiệp lựa chọn cho mình một hướng đi dài hạn khi kết nối với các trường học đào tạo ngay từ khi mới ra trường. Điều này giúp cho doanh nghiệp luôn có một nguồn nhân sự sẵn có và không phải đào tạo lại quá nhiều. Tuy nhiên, nhược điểm của cách này phải mất thời gian đầu khá lâu, thường chỉ có các công ty lớn, tập đoàn mới sử dụng phương án này.

Ngoài cách trên, để tìm được nguồn nhân sự phù hợp, doanh nghiệp phải tự mình tìm kiếm hoặc đăng tin tuyển dụng qua các hình thức quảng cáo trên các trang tuyển dụng hoặc truyền thống (treo bảng, phát tờ rơi, in báo). Với cách này, nguồn nhân sự cũng không thật sự chất lượng khi mà các trang tuyển dụng đã quá nhiều và để xác định được năng lực thật sự cũng mất thời gian. Bên cạnh đó, cũng vì những lý do trên khiến người lao động không tìm thấy công việc phù hợp và lại mất thời gian cho cả người tìm việc và nhà tuyển dụng.

Để giải quyết những vấn đề trên thế giới đã có dịch vụ Headhunter (săn đầu người) phát triển khá mạnh mẽ. Hiện Việt Nam, với nguồn nhân sự dồi dào và số lượng công ty đầu tư cũng tăng lên đáng kể cũng đã góp phần phát triển dịch vụ Headhunter tại đất nước hình chữ S này.

Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội việc làm mới, gặp khó khăn khi phỏng vấn, hãy để CK HR CONSULTING hỗ trợ bạn.

💁‍♀ Tư vấn viên của CK HR CONSULTING  luôn sẵn sàng để tìm kiếm, giới thiệu, và tư vấn những vị trí phù hợp với hồ sơ của bạn.
🌏 Tất cả thông tin tuyển dụng mới nhất trong nhiều ngành nghề từ CK HR CONSULTING được cập nhật thường xuyên tại  www.ckhrconsulting.vn 
👍 Hãy follow CK HR CONSULTING FacebookCK HR CONSULTING  LinkedIn để biết các công việc hấp dẫn trong tuần.

 

Trích Vnexpress